Tại sao không nên trồng cây xương rồng trong nhà

   Cây xương rồng với đặc tính dễ trồng, thích nghi trong điều kiện khắc nhiệt nên ngày càng được nhiểu người yêu thích. Cây xương Xương rồng rất đa dạng, gồm nhiều chi và nhiều loài khác nhau. Cây có dạng hình cầu, hình trụ, hình tròn hoặc oval mọc thành bụi, dạng bẹt (hình vợt), treo rủ thõng xuống, lá có thể hình tròn, lá kim, dạng hạt đính, xù, hoặc gai nhọn… Lá cây, thân cây và rễ chứa nhiều nước để chúng có thể tồn tại được trong điều kiện khô hạn. Vậy với một loài cây như xương rồng, chúng ta có thể trồng chúng ở trong nhà hay không, hãy cùng tụi mình tìm hiểu nhé.

1. Đặc điểm của cây xương rồng.

   Xương rồng là cây chịu hạn tốt, lá cây tiêu biến thành gai để thích nghi với môi trường sống, cây thân mọng nước có thể phát triển thành cây lớn hay mọc thành bụi. Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm, hoa đa phần là lưỡng tính, nở vào cả sáng và tối tuỳ theo loài. Hình dạng thay đổi từ dạng-phễu qua dạng-chuông và tới dạng-tròn-phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15–30 cm.

Cây xương rồng


2. Lưu ý khi trồng cây xương rồng

   Mặc dù là cây có sức sống mãnh liệt, không phải chăm sóc nhiều như những cây khác. Tuy nhiên để xương rồng phát triển tốt, có thể ra hoa hay không tùy thuộc và kỹ năng chăm sóc rất nhiều. Dưới đây là một vài lưu ý khi trồng cây xương rồng.

Lưu ý khi tưới nước cho xương rồng


  • - Tưới nước: Sử dụng nước có độ PH trung bình như nước mưa hay nước máy. Mỗi khi tưới nước, bạn nên quan sát đất trồng khô hẳn rồi mới tưới. Nên tưới vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây, khoảng 3/4 chậu trồng.
  • Nếu trồng tại nơi có nhiệt độ cao như ban công, sân thượng,… có thể tưới 2-3 lần/tuần trong điều kiện không mưa.
  • Ở nơi có nhiệt độ thấp, tưới 1 lần/tuần hoặc ít hơn tùy thuộc mặt đất khô nhanh hay chậm.
  • Vào mùa mưa không nên để xương rồng trực tiếp ngoài trời lâu ngày vì như vậy có thể bị mưa làm úng nước dẫn đến thối và chết cây.
  • - Ánh sáng: Cây xương rồng ưa ánh sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên buổi sớm. Do đó nếu trồng ở nơi có bóng râm, khoảng 2-3 ngày bạn nên đưa ra nắng một lần. Chú ý những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồng hồ có thể bị hiện tượng cháy da cây, thân bị nám vàng nâu hoặc đen.
  • Xương rồng thích hợp nhiệt độ 15 - 28 °C


  • - Nhiệt độ: Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C – 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C – 28°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.

3. Tại sao không nên trồng cây xương rồng trong nhà

Như vậy, cây xương rồng không nên trồng trong nhà bởi vì nhiệt độ trong nhà thấp gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Bên cạnh đó, các vị trí mà trẻ nhỏ có thể với tới vì gai nhọn và nhựa có độc, gai nhọn tượng. Tuy nhiên, bạn có thể trồng bên ngoài nhà, ban công, trước sân, bên cửa sổ. Theo dõi các bài viết của tụi mình để tìm hiểu thêm về cách chăm sóc cây trồng nhé.


THE FACKIN' ENGLISH STUDIO / ENGLISH CENTER


Facebook: https://www.facebook.com/thefackinenglish

Instagram: https://www.instagram.com/thefackinenglish/

Youtube: https://www.youtube.com/c/TheFackinEnglishStudio

Pinterest: https://www.pinterest.com/TheFackinEnglish/_created/

Twitter: https://twitter.com/TheFackin

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Wine in Vietnam – Brands, Price & Quality

Blog - Mastering English Grammar Common Mistakes and How to Avoid Them

What you need to know about World Elephant Day?