Tại sao không nên trồng cây xương rồng trong nhà
Cây xương rồng với đặc tính dễ trồng, thích nghi trong điều kiện khắc nhiệt nên ngày càng được nhiểu người yêu thích. Cây xương Xương rồng rất đa dạng, gồm nhiều chi và nhiều loài khác nhau. Cây có dạng hình cầu, hình trụ, hình tròn hoặc oval mọc thành bụi, dạng bẹt (hình vợt), treo rủ thõng xuống, lá có thể hình tròn, lá kim, dạng hạt đính, xù, hoặc gai nhọn… Lá cây, thân cây và rễ chứa nhiều nước để chúng có thể tồn tại được trong điều kiện khô hạn. Vậy với một loài cây như xương rồng, chúng ta có thể trồng chúng ở trong nhà hay không, hãy cùng tụi mình tìm hiểu nhé. 1. Đặc điểm của cây xương rồng. Xương rồng là cây chịu hạn tốt, lá cây tiêu biến thành gai để thích nghi với môi trường sống, cây thân mọng nước có thể phát triển thành cây lớn hay mọc thành bụi. Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm, hoa đa phần là lưỡng tính, nở vào cả sáng và tối tuỳ theo loài. Hình dạng thay đổi từ dạng-phễu qua dạng-chuông và tới dạng-tròn-phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15–30 cm. C